Ấn tượng : Trần Bạch Đằng .
Sau khi hoàn tất việc xuất bản tập thơ : “ Tượng đài cho mẹ , tượng đài cho em ” , việc đầu tiên của tôi là tặng một số nhân vật quan trọng trong đó có nhà văn , nhà báo , nhà thơ , nhà chính trị lão thành Trần Bạch Đằng . Tôi dành thời gian đến thư viện tổng hợp để nghiên cứu về Trần Bạch Đằng .
Việc tặng trực tiếp những nhân vật chính trị quan trọng tôi hiểu rằng sẽ đem cho họ những thông điệp mạnh mẽ tạo nên những cú sốc cần thiết. Nhưng những vấn đề thiêng liêng về Quê Hương , Dân Tộc , Tổ Quốc Việt Nam mà tập thơ đề cập tới sẽ có lợi thế cho tôi là sẽ được bảo vệ nếu có những giông tố sắp xảy ra với tôi .Vì thế nhà văn Trần Bạch Đằng là trong những người có những phẩm chất cần thiết mà tôi quyết tâm chinh phục .
Có một bài viết của Trần Bạch Đằng trên Kiến Thức Ngày Nay làm cho tôi rất xúc động , nội dung ca ngợi và khẳng định tính ưu việt của cái tốt đẹp, cái tiến bộ . Truy tìm trên danh bạ điện thoại tôi biết được địa chỉ và số điện thoại của Trần Bạch Đằng .Đó là thời điểm tháng 11 năm 2005 .
Người tiếp điện thoại tôi là một giọng nữ từ tốn và lễ phép . Sau khi kiểm tra chắc chắn đó là số điện thoại cần thiết . Tôi trình bày rằng tôi là nhà thơ Như Đồng muốn đem đến tặng nhà văn Trần Bạch Đằng hai tập thơ vừa được xuất bản . Người thư ký nói rằng anh hảy chờ để hỏi ý kiến chú ấy . Sau hai phút người thư ký nói rằng anh có thể đến ngay bây giờ hoặc lúc nào cũng được .
Tiếp tôi là một phụ nữ ăn mặc giản dị ,tóc nhiều sợi bạc . Sau 20 phút chờ đợi , cũng là thời gian đủ để đọc lướt qua hai tập thơ , tôi được mời vào hỏi chuyện .Bề ngoài Nhà văn Trần Bạch Đằng là một ông già bệnh tật ,trên khuôn mặt nhiều sự mệt mỏi ,nhưng khi nói chuyện trong ánh mắt , cử chỉ , giọng nói lộ ra những nét tinh anh .
Trần Bạch Đằng hỏi tôi về gia đình , công việc , về vốn tiếng Anh , hỏi tôi về tình trạng trong những công ty nước ngoài mà tôi đã làm .Tôi nói rằng công dân của một nước nghèo thì hèn lắm , nhưng những người lãnh đạo để đất nước lâm vào tình trạng nghèo nàn lạc hậu và bị cô lập là một tội lớn .
Tôi nói với Trần Bạch Đằng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945 là một nước dân chủ , Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 là một hiến pháp còn sơ lược nhưng cũng hội đủ nhiều yếu tố văn minh và tiến bộ .Việc thay đổi hướng đi và những nền tảng dân chủ ban đầu của nước Việt Nam đã làm yếu đi cơ sở lý luận và uy tín của nhà cầm quyền Việt Nam . Là trong những nguyên nhân làm cho đất nước chưa thật sự thống nhất bởi sự co cụm của những tông phái trong những quyền lợi , hận thù , khổ đau và chia rẽ .
Tôi nói với Trần Bạch Đằng về văn hóa báo chí rằng có nhiều bài phóng sự về tham nhũng đọc lên đều thấy tài và công sức của người viết nhưng thường lồng trong đó những ác ý là không tốt . Rằng phê phán các nhà bất đồng chính kiến và sai trái của các văn nghệ sĩ người viết bộc lộ tính đê tiện là nên tránh .
Sau một một vài giây im lặng , Trần Bạch Đằng nói với tôi rằng : “- Cháu cần phải có những người đỡ đầu … …” . Đó là lời nói xuất phát từ lương tâm và trái tim Trần Bạch Đằng , thật sự tôi ngưỡng mộ và biết ơn điều đó . Tôi nói rằng Sài Gòn rất là dễ sống , nếu mình có sức khỏe , có nhiệt tình , chạy lăng xăng các báo thì không những sống được mà còn sống dư nữa là khác .
Khi ra về tôi nói với Nhà văn Trần Bạch Đằng rằng : - Các chú làm những việc cần làm cho đất nước là đã đỡ đầu cho mọi người Việt Nam trong đó có con rồi . Trần Bạch Đằng bây giờ mới làm công việc lễ nghi là đứng dậy tiễn tôi, sau đó tiếp tục ngồi xuống ghế .
Trần Bạch Đằng quả nhiên là có những phản ứng mạnh mẽ , nhưng đó là những phản ứng mạnh mẽ theo chiều hướng tốt . Một tuần sau tôi gọi điện hỏi ý kiến thăm dò , hai phút sau cô thư ký trả lời rằng : - Chú ấy nói rằng không có hẹn với anh .
Trần Bạch Đằng là thủ lĩnh của các phong trào đấu tranh của Sài Gòn – Gia Định trước năm 1975 , người tồn tại được trong vòng kiểm soát của chế độ Sài Gòn và nắm trong tay quyền sinh tử của nhiều người , người chỉ đạo phát huy nhiều lợi thế trên cục diện chính trị ở miền Nam . Một người coi trọng uy tín và danh dự như ông chắc chắn sẽ không làm gì bức hại đến tôi . Tôi quyết định gửi cho ông một thông điệp mới nữa ,đây là một bài thơ chất lượng nghệ thuật không cao nhưng nội dung nói được sự sa sút và uy tín của chính quyền lúc bấy giờ . Nguyên văn như sau :
Ngôi nhà của mẹ tôi
Kính tặng nhà văn Trần Bạch Đằng
Thưở thời loạn lạc
Mang thân góa bụa
Sức người tre lá
Mẹ xây ngôi nhà .
Ngôi nhà xưa đói rét
Ngôi nhà xưa ướt dầm
Ngôi nhà xưa xiêu vẹo
Ngôi nhà bằng sức Mẹ nâng .
Bao phen …Một thời dâu bể
Nắng mưa mục nát ngôi nhà
Thương cho mẹ già sức yếu
Mẹ tiếc cái công nhọc nhằn .
Tôi đi một đời xuôi ngược
Đường xa cỏ mục lối về
Ngày sau mẹ mất
Nhà xưa sẽ chẳng còn đâu .
1995
Trần Bạch Đằng không im lặng . Ông trả lời những thông điệp của tôi bằng bài viết trên báo Tuổi Trẻ số báo tết dương lịch năm 1996 với nhan đề : “ Có thách thức thì có lời giải đáp” , trong đó ông nói rằng chính quyền đừng làm gì trái với đạo nghĩa và sự tồn vong của chế độ tùy thuộc vào tương lai quyết định .Bên cạnh là bài phỏng vấn người bạn chiến đấu của ông là Thủ Tướng Võ Văn Kiệt với nhan đề : “ Hễ làm cho dân giàu nước mạnh thì chúng ta cùng có điểm tương đồng . ” .Đây là hai bài viết rất có giá trị trong việc tập hợp những nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đất nước và tạo sự ổn định chính trị cho những năm sau đó .
Tập thơ không có rắc rối từ thành phố Hồ Chí Minh nơi đã xuất bản ra nó mà sự rắc rối ở những người từ quê hương của tôi .Và hậu quả là tôi bị điểm mặt trên báo chứ không phải bị đánh tơi tả như nhà văn Đào Hiếu và Phạm Thị Hoài . Tôi nghĩ đây cũng là có sự bảo vệ từ phía Trần Bạch Đằng và những nhà lãnh đạo khác . Nhưng người trực tiếp biên tập hai tập thơ của tôi là nhà thơ Chinh Văn không chịu nỗi sức ép , một năm sau thì xin về hưu.
Có một cái gì đó sợ hải xung quanh tôi . Giáo sư Trần Hữu Tá khuyên tôi nên trốn một nơi nào đó để vẽ tranh . Đó là một lời nói chân tình không phải chỉ ở một người thầy mà là còn ở một người cha nữa . Nhưng rồi những giá trị của tập thơ cũng thầm lặng được công nhận nhờ những ưu điểm tiến gần tới sự hoàn thiện . Đây là một thắng lợi mà tôi đã gọt dũa từ giáo sư mỹ học Lê Ngọc Trà .Những bài thơ trong tập thơ này đa phần là được giáo sư Lê Ngọc Trà đọc và góp ý , nhưng riêng hai bài thơ “ Khi con người phát hiện ra mình ” và “Tuyên ngôn tôi viết cho tôi ”là tôi dấu kỹ , chỉ có tôi và anh Chinh Văn đọc và góp ý với nhau vì sợ tiết lộ thiên cơ bởi những sức mạnh khuynh thành của nó .Sau này giáo sư Lê Ngọc Trà đã góp ý cho tôi về thẩm mỹ một từ trong hai bài này , nhưng đến hôm nay tôi vẫn chưa tìm ra từ nào thay thế được .
Tôi có một sai lầm nghiêm trọng khi nói chuyện với giáo sư Phùng Quí Nhâm khi giáo sư có thành ý công nhận những giá trị của tập thơ nhưng lại đề cao vai trò của người công nhận, điều đó khiến cho tôi tủi nhục không giữ được bình tỉnh nên đã nỗi nóng . Tôi rất ân hận trong việc này dù đã nhiều lần xin lỗi giáo sư , nên đã tự trừng phạt mình trong sự im lặng .
Anh Chính Văn tìm tôi để viết lời giải bày với nhà xuất bản Trẻ . Bởi vì tôi trốn biệt , nên gần một năm sau tôi mới viết lời giải bày này .Nguyên văn như sau :
NHỮNG GIẢI BÀY VỀ TẬP THƠ : “ Tượng đài cho mẹ , tượng đài cho em”
Kính gửi : Ông Lê Hoàng Giám đốc nhà xuất bản Trẻ và Ban biên tập Nhà xuất bản Trẻ .
Được biết trong thời gian gần đây Nhà xuất bản Trẻ có những phiền hà về việc xuất bản tập thơ “ Tượng đài cho mẹ , tượng đài cho em ” của tôi , vì có những ý kiến thế này thế khác .Tôi tin rằng nội dung của tập thơ được đảm bảo ở tính trung thực, tình cảm đạo đức của con người trong một thời đại nhiều đổi thay và đau khổ .
Về gia đình tôi : Mẹ tôi đã bị thương rất nặng trong chiến tranh , suốt đời đau yếu và tàn tật , anh trai tôi bị chết khi chưa đầy 2 tuổi vì đạn pháo , cha và ông ngoại đã chết vì chiến tranh , gia đình nội ngoại tôi tang tóc tiêu điều. Những mất mát quá lớn đó đối với tôi không thể nào bù đắp được . Riêng về bản thân tôi , cả tuổi thơ đầy rẫy những bất công trắc trở .Quyền sơ đằng nhất của con người là được học hành , làm việc , cống hiến mà những năm dài tôi vẫn không có được .
Hoàn toàn trong tập thơ không có chỗ nào là khơi dậy hận thù, không có sự thách thức , không vì quyền lợi cá nhân , không phục vụ bất cứ một thế lực chính trị nào . Những vấn đề mà tập thơ đề cập đến là quê hương đất nước , số phận con người . Những câu thơ của tôi được đảm bảo giá trị thật ở con người tôi, trách nhiệm công dân và ý thức về nhân cách .
Không có ý đồ xấu trong tập thơ , mọi ngôn từ đều hướng tới cái tốt đẹp , vì cái tốt đẹp .Có thể cái tốt cái đẹp bị hiểu lầm , bị chộp mũ , bị bóp méo mó nhưng nó vô hại .
Những điều tâm huyết và máu thịt này xin gửi đến Nhà xuất bản Trẻ và ông Lê Hoàng .
Sài gòn 6 / 1996
Nguyễn Như Đồng
Tôi viết xong đưa cho anh Chinh Văn đọc , anh Chinh Văn nói: - Được . Sau đó tôi đưa anh Đào Hiếu đọc .Anh Đào Hiếu nói rằng:- Khí khái lắm . Rồi anh Đào Hiếu mang đến cho anh Lê Hoàng . ( còn tiếp )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét